Hướng dẫn cấu hình proxy trên máy tính

Posted on

Bạn là dân Nghiện Trick? Bạn chưa biết cách sử dụng Proxy đúng và hiệu quả để vượt mặt các cuộc kiểm tra ip để đăng ký một số dịch vụ internet? Không khó như bạn nghĩ đâu, hôm nay tôi sẽ hướng dẫn bạn cách cài đặt & sử dụng Proxy chi tiết nhất.

Top 1: Hướng dẫn cài đặt & sử dụng proxifier Top 2: Cài đặt và cấu hình proxy trên Google Chrome
  1. Hướng dẫn cài đặt & sử dụng proxifier

    Phần này tôi sẽ hướng dẫn sử dụng proxifier để thực hiện đổi quốc gia truy cập internet của bạn. Đây là một chương trình đổi ip cho phép các ứng dụng mạng không hỗ trợ hoạt động thông qua máy chủ proxy hoạt động thông qua proxy SOCKS hoặc HTTPS hoặc một chuỗi máy chủ proxy.

    Ưu điểm:

    Ưu điểm của Proxifier v4 bao gồm khả năng hỗ trợ nhiều loại proxy khác nhau, từ SOCKS đến HTTPS, tạo điểm kết nối an toàn và ẩn danh. Nó cũng có giao diện đơn giản và dễ sử dụng, giúp người dùng dễ dàng cấu hình và quản lý các kết nối proxy một cách thuận tiện. Hơn nữa, Proxifier có khả năng thay đổi cài đặt proxy cho từng ứng dụng cụ thể, mang lại sự linh hoạt cao.

    Nhược điểm:

    Tuy nhiên, nhược điểm của nó có thể bao gồm giá cả cao hơn so với một số phần mềm tương tự và đôi khi có thể gặp khó khăn trong việc tương thích với một số ứng dụng cụ thể. Ngoài ra, việc cấu hình đôi khi có thể phức tạp đối với người dùng không quen với các thiết lập proxy chi tiết.

    Bước 1. Tải & cài đặt Proxifier:

    Bạn có thể tải Proxifier V4 kèm key tại đây.

    Sau khi tải về, mở file 4.2-Pass-Weblavang.rar:

    Nhập pass: Weblavang

    Sẽ thấy thư mục 4.2, hãy nhấp mở nó, sẽ có 2 file ProxifierSetup4.2.exeProxifier Registration Keys.txt. Trong đó File ProxifierSetup4.2.exe là file setup, còn file txt chưa key để active Proxifier. Mở File ProxifierSetup4.2.exe để setup:

    Màn hình setup, nhấp nút Next:

    Đồng ý với điều khoản sử dụng:

    Chọn vị trí setup phần mềm (Có thể giữ như mặc định) rồi nhấn nút Next

    Tên thư mục phần mềm ở menu Start, đổi như cách bạn thích hoặc giữ như mặc định, rồi nhấn Next:

    Khởi động cùng windows (có thể bỏ chọn)

    Bắt đầu cài đặt:

    Hoàn tất quá trình cài đặt. Click Finish và mở chương trình:

    Proxifier sẽ cung cấp cho bạn 31 ngày dùng thử, sau 31 ngày bạn phải mua.

    Nhưng trong file 4.2-Pass-Weblavang.rar mình có đính kém series key, hãy nhấp vào Enter Registration key.. và copy 1 key bất kỳ trong tệp Proxifier Registration Keys.txt nhập vào:

    Và đây là thông báo khi bạn đã đăng ký thành công:

    Bước 2. Cấu hình proxies & sử dụng:

    Đây là giao diện ban đầu của Proxifier:

    Ưu điểm của Proxifer là kết nối ổn định, cho phép bạn chỉ định từng proxy theo từng profile tương ứng với những ứng dụng nhất định.

    Ví dụ: Tôi có 1 proxy Thổ Nhĩ Kỳ, và tôi chỉ muốn dùng nó cho trình duyệt Microsoft Edge phục vụ cho việc đăng ký G1. Tôi cũng có 1 proxy khác Japan, tôi muốn sử dụng nó cho việc treo nick Facebook trên Firefox để lên tick xanh. Và tôi cũng có 1 Proxy US khác dùng cho việc đăng ký tài khoản Claude.ai trên trình duyệt Thorium. Vậy thì tôi sẽ sử dụng Proxifier để chỉ định proxies cho từng trình duyệt (ứng dụng).

    Bây giờ tôi sẽ hướng dẫn bạn setup Profiles & Proxies tương ứng.

    1. Tạo Profile.

    Nhấp vào menu File, chọn New Profile:

    Nó sẽ tự động tạo một profile mới. Sau đó nhấn lại Save Profile As:

    Đặt tên cho Profile và OK. Mục đích là cá nhân hóa từng profile phụ vụ cho từng nhu cầu khác nhau.

    2. Tạo Proxy Servers

    Để khởi tạo và cái đặt Proxy servers bạn cần có proxies. Nếu bạn cần dùng để đăng ký Google One, Apple id, Gmail… thì bạn cần loại Proxy xịn xò con bò là Proxy dân cư, bạn có thể đăng ký ở Asock.com… hoặc nơi nào đó bạn thấy uy tín.

    Ở đây tôi dùng Proxy Turkey ở Asock.com để làm ví dụ.

    Để quản lý danh sách Proxies của bạn, bạn nhấp vào Profile => Proxy Servers:

    Ở đây tôi chưa add em Proxy nào, nên sẽ có danh sách trống. Để thêm proxy, tôi nhấn vào nút Add:

    Đây là thông tin proxy của tôi:

    Các bạn sẽ thấy các thông tin tương ứng:

    Address=> Proxy IP – 185.21.60.181

    Port: 11373

    User name => Login: 6460061-all-country-TR

    Password => Proxy password: mj3bl1jbb

    Như vậy khi bạn điền thông tin vào Proxy Server sẽ như sau:

    Lưu ý: Loại giao thức (protocol) của Asock.com thường là HTTPS (Đối với nhà cung cấp proxies khác, họ sẽ cho bạn biết nó thuộc loại nào)

    Sau khi điền đầy đủ thông tin của Proxy Servers, bạn nên nhấn nút Check để đảm bảo Proxy đã được cấu hình đúng hay chưa?

    Khi cấu hình đúng, bạn sẽ nhận được thông báo màu xanh như thế này:

    Còn nếu thông báo đỏ thế này:

    Thì bạn cần kiểm tra lại thông tin Proxy hay thay thông tin mới.

    Sau khi test thành công rồi, bạn hãy nhấn vào Ok

    Để thêm Proxy vào danh sách Proxy Server, chương trình sẽ hỏi bạn có muốn sử dụng Proxy vừa mới thêm vào rule mặc định (Mọi kết nối của máy tính sẽ đều thông qua Proxy này), thì bạn hãy chọn No:

    Bạn sẽ thấy Proxy vừa mới thêm có trong danh sách các Proxy Servers:

    Ok, bây giờ thì hãy đóng nó lại. Như tôi đã nói ở lúc đầu, tôi sẽ sử dụng Proxy Turkey này cho Microsoft Edge. Nên giờ tôi sẽ setup rule để khi mở Microsoft Edge thì nó sẽ kết nối thông qua Proxy Turkey này.

    Tôi tiến hành mở Profile => Proxification Rules…

    Các bạn sẽ thấy có 2 rules: Default & Localhost, 2 Rules này tôi giữ nguyên. Tôi nhấp vào Add.. để thêm Rule quy định Microsoft Edge khi kết nối sẽ thông qua Proxy:

    Tôi đặt tên cho Rule này là Edge, và tích chọn Enable

    Ở mục Application, tôi sẽ duyệt đến thư mục ứng dụng của Microsoft Edge và chọn msedge.exe

    Ở mục Target host tôi để trống.

    Ở mục Action: Tôi chọn Proxy Turkey mà tôi đã thêm vào.

    Thông tin sẽ giống như sau:

    Sau khi nhấp vào Ok, tức là rule thiết lập cho trình duyệt Microsoft Edge của tôi dùng Proxy Turkey đã hoàn thành.

    Các bạn sẽ thấy ở mục rule Edge của tôi đang kích hoạt Proxy ip Thổ Nhĩ Kỳ.

    Bây giờ, để kiểm tra Proxy có hoạt động mượt và đúng với trình duyệt Edge hay không. Tôi sẽ mở Microsoft Edge và truy cập https://ipx.ac để kiểm tra, kết quả:

    Như vậy là Proxy đã hoạt động đúng.

    Làm thế nào để tắt Proxy cho trình duyệt Edge khi không muốn sử dụng nữa?

    Bạn mở lại Profile => Proxification Rules…

    Ở Rule Edge, bạn chọn lại Direct, thì Proxy sẽ không còn hoạt động khi bạn sử dụng trình duyệt Edge nữa.

     

    Tôi sẽ tiếp tục Hướng dẫn các bạn ở phần bài kế tiếp. Hãy đón đọc.

     

     

     

  2. Cài đặt và cấu hình proxy trên Google Chrome

    Sử dụng Proxy trên Google Chrome thì Proxy sẽ đi theo từng profile, như vậy cùng sử dùng Chrome, nhưng với nhiều Profiles chrome khác nhau, các bạn có thể sử dụng nhiều proxies khác nhau. Tuy nhiên do sử dụng addons nên lâu lâu nó kết nối chậm.

    Bước 1. Cài đặt Oxylabs Proxy Extension (tại đây)

    Sau khi cài đặt Oxylabs Proxy Extension, bạn hãy stick addons để tiện cho quá trình cấu hình & sử dụng sau này:

    Bước 2. Cấu hinhg proxy vào addons Oxylabs Proxy Extension:

    Bạn cần chuẩn bị proxy, ở đây tôi sử dụng proxies từ Asocks.com:

    Bao gồm:

    IP & Port proxy:

    • IP: 93.190.138.107
    • Port: 14644

    Thông tin login: User & Pass

    • User name: 6503487-res-country-TR
    • Password: 2co4qjgu2j

    Bây giờ hãy nhấp vào addon addons Oxylabs Proxy và chọn Add new proxy:

    Oxylabs Proxy Extension sẽ mở ra một tab mới, sau đó điền thông tin Proxy của bạn vào:

    Ở phần Enter name: Bạn có thể điền quốc gia, tỉnh.. của Proxy hoặc bất kỳ những gì bạn muốn

    Proxy IP and port:

    Phần này bao gồm giao thức của Proxy, IP và port.

    • Giao thức: bao gồm HTTP, HTTPS & SOCKS (nó thùy thuộc vào proxy bạn đang sử dụng, tôi thì dùng https)
    • IP
    • Port

    Đây là thông tin của tôi sau khi đã điền thông tin Proxy:

    Sau đó nhấn Save changes.

    Bước 3. Sử dụng proxy để kết nối:

    Sau khi thêm proxy xong, mặc định nó vẫn kết nối trực tiếp bằng IP thật của các bạn. Để sử dụng proxy, bạn nhấp lại vào biểu tượng của Oxylabs Proxy Extension, sau đó chọn Connect:

    Bây giờ thì truy cập https://ipx.ac để kiểm tra xem cấu hình Proxy đã hoạt động tốt chưa:

    Nếu ra được kết quả trên, tức là Proxy đã hoạt động tốt.

    Nếu vẫn không ra ip của Proxy hoặc không có kết nối internet, bạn có thể thử đổi lại từ HTTPS sang HTTP.

Những câu hỏi thường gặp khi sử dụng Proxy

Proxy là gì?

Câu hỏi này thường xuất hiện từ người mới sử dụng Proxy, họ muốn hiểu rõ về khái niệm và cách nó hoạt động.

Làm thế nào để cài đặt Proxy?

Người dùng thường quan tâm đến quá trình cài đặt Proxy trên máy tính hoặc trình duyệt web của họ.

Proxy có tác dụng gì?

Đây là câu hỏi về mục đích sử dụng Proxy, liệu nó có tác dụng bảo mật, giữ ẩn danh, hoặc kiểm soát truy cập internet không.

Làm thế nào để kiểm tra xem Proxy có hoạt động không?

Người dùng thường muốn biết cách kiểm tra xem Proxy đang hoạt động đúng cách hay không, có ẩn danh đúng không.

Proxy ảnh hưởng đến tốc độ internet như thế nào?

Một số người dùng quan tâm đến việc sử dụng Proxy có ảnh hưởng đến tốc độ kết nối internet của họ hay không.

Làm thế nào để thay đổi Proxy trong trình duyệt?

Đây là câu hỏi thường gặp khi người dùng muốn chuyển đổi giữa các Proxy hoặc tắt chúng trong trình duyệt.

Proxy miễn phí và Proxy trả phí có gì khác biệt?

Người dùng thường muốn biết sự khác biệt giữa các dịch vụ Proxy miễn phí và trả phí, cũng như ưu nhược điểm của từng loại.

Làm thế nào để giải quyết vấn đề khi sử dụng Proxy?

Người dùng có thể gặp vấn đề với Proxy, từ việc kết nối không thành công đến tốc độ chậm. Họ muốn biết cách khắc phục những vấn đề này.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *