[Paypal] – Hướng dẫn toàn tập

Posted on

PayPal là một ví điện tử cho bạn thanh toán và chuyển tiền trực tuyến trên mạng Internet, nói đơn giản hơn, PayPal được xem là trung gian trong quá trình giao dịch giữa hai bên người mua và người bán.

Top 1: PayPal là gì? Top 2: Cách đăng ký, tạo tài khoản PayPal Top 3: Cách xác thực tài khoản PayPal Top 4: Những lưu ý khi đăng ký tài khoản Paypal Top 5: Giao dịch an toàn và tiết kiệm với Paypal.
  1. PayPal là gì?

    PayPal chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực thương mại điện tử được thành lập từ năm 1998, có trụ sở chính tại Sanjose, Califonia, Hoa Kỳ. Khi bạn có được tài khoản PayPal, bạn có thể sử dụng để mua hàng quốc tế, chuyển tiền vào tài khoản hoặc rút tiền về tài khoản ngân hàng của mình.

    1. Ưu điểm của PayPal

    • Thanh toán nhanh chóng: Giao dịch bằng Paypal được thực hiện rất nhanh chóng và tức thời.
    • Dễ dàng nhận và chuyển tiền qua lại giữa các tài khoản PayPal mà không bị mất phí.
    • Không cần nhập thông tin chủ thẻ nhiều lần: Thông tin của chủ thẻ đã được lưu trữ một lần duy nhất khi đăng ký tài khoản. Và bạn không cần nhập đi nhập lại thông tin chủ thẻ cho mỗi lần thanh toán.
    • Bảo mật thông tin khách hàng tuyệt đối.
    • Paypal là một trong những ví điện tử có mạng lưới thanh toán rộng khắp các nước trên thế giới.
    • Paypal có dịch vụ hỗ trợ chăm sóc khách hàng tốt.

    2. Lưu ý khi sử dụng PayPal

    • Bạn phải từ 18 tuổi trở lên.
    • Có chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân.
    • Có địa chỉ Email.
    • Có 1 trong các thẻ Visa/Mastercard/America Express.
    • Bạn có nhu cầu mua sắm, giao dịch hoặc thanh toán quốc tế.
    • Nếu bạn có đủ số dư PayPal để thanh toán, số tiền này sẽ được khấu trừ trực tiếp.
    • Nếu bạn đã liên kết thẻ tín dụng hoặc thẻ ghi nợ với tài khoản PayPal của bạn, số tiền thanh toán có thể được khấu trừ từ thẻ tín dụng hoặc thẻ ghi nợ của bạn sau khi bạn đã dùng hết số dư PayPal.
  2. Cách đăng ký, tạo tài khoản PayPal

    1. Hướng dẫn nhanh

    Vào trang đăng ký tài khoản PayPal > Nhấn vào Đăng ký > Chọn loại tài khoản muốn tạo và nhấn Tiếp theo > Chọn hình thức đăng ký ở mục Tôi là > Nhập số điện thoại > Xác minh số điện thoại > Nhập thông tin cá nhân > Nhập địa chỉ cá nhân > Nhấn Đồng ý các điều khoản và tạo tài khoản.

    2. Hướng dẫn chi tiết

    Bước 1: Vào trang đăng ký tài khoản PayPal, bên góc phải màn hình bạn nhấn vào mục Đăng ký.

    dang ky tai khoan paypal 1

    Bước 2: Chọn loại tài khoản muốn tạo, ở đây mình chọn Tạo tài khoản cá nhân. Sau đó nhấn Tiếp theo.

    dang ky tai khoan paypal 2
    Chọn loại tài khoản muốn tạo, ở đây mình chọn Tạo tài khoản cá nhân.

    Bước 3: Tại mục “Tôi là” có 4 hình thức lựa chọn:

    • Người mua sắm trực tuyến.
    • Người bán hàng cá nhân/làm nghề tự do
    • Cả hai.
    • Tôi không chắc chắn.

    Bạn muốn sử dụng hình thức nào thì chọn vào đó. Sau đó, nhấn Tiếp theo.

    dang ky tai khoan paypal 3

    Bước 4: Tiếp theo, bạn phải nhập số điện thoại của mình. Sau đó nhấn Tiếp.

    Nhập số điện thoại của bạn vào
    Nhập số điện thoại của bạn vào

    Bước 5: Sau khi nhập xong số điện thoại, hệ thống sẽ gửi mã xác nhận, bạn nhập đúng 6 số của mã được hệ thống gửi là được.

    Bước 5: Sau khi nhập xong số điện thoại, hệ thống sẽ gửi mã xác nhận, bạn nhập đúng 6 số của mã được hệ thống gửi là được.
    Nhập mã xác nhận

    Bước 6: Tại giao diện tiếp theo, bạn cần nhập đầy đủ thông tin cá nhân để tạo hồ sơ, bao gồm: Địa chỉ Email, họ tên, mật khẩu,… Điền xong, bạn nhấn vào mục Tiếp bên dưới màn hình.

    Nhập đầy đủ thông tin cá nhân để tạo hồ sơ
    Nhập đầy đủ thông tin cá nhân để tạo hồ sơ

    Bước 7: Tiếp theo, bạn phải nhập đầy đủ thông tin địa chỉ cá nhân, bao gồm: Ngày sinh, quốc tịch, thành phố,… Sau đó, nhấn kích hoạt One Touch và nhấn xác nhận các điều khoản người dùng và quyền riêng tư. Hoàn tất các thủ tục trên, bạn nhấn vào mục Đồng ý và tạo tài khoản.

    dang ky tai khoan paypal 7
    Nhập đầy đủ thông tin địa chỉ cá nhân

    Bước 8: Lúc này tài khoản PayPal của bạn đã được tạo, bạn có thể lựa chọn 2 danh mục Mua sắm và Gửi thanh toán.

    dang ky tai khoan paypal 8
    Tài khoản PayPal của bạn đã được tạo
  3. Cách xác thực tài khoản PayPal

    1. Hướng dẫn nhanh

    Vào Email mà bạn đã đăng ký > nhấn Xác thực Email của bạn > Nhập mật khẩu PayPal > Nhấn Xác nhận Email của tôi > Nhập thông tin thiết lập thanh toán của bạn về thẻ tín dụng > Nhấn vào mục Liên kết > Nhập 4 mã digit-code vào mục Xác nhận liên kết thẻ > Nhấn vào mục Confirm để hoàn thành xác thực tài khoản.

    2. Hướng dẫn chi tiết

    Bước 1: Mở Email mà bạn đã sử dụng để đăng ký PayPal. Nhấn vào Xác nhận Email của bạn để xác minh tài khoản.

    xac thuc tai khoan paypal 1
    Xác nhận Email của bạn

    Bước 2: Nhập mật khẩu PayPal vừa tạo ở trên, sau đó nhấn Xác nhận Email của tôi

    xac thuc tai khoan paypal 2

    Bước 3: Nhập thông tin thiết lập thanh toán của bạn về thẻ tín dụng để thanh toán, sau khi nhập đầy đủ, bạn nhấn vào mục Liên kết thẻ.

    Bước 4: Tiếp theo, nếu bạn đã nhập thông tin thẻ tín dụng, hệ thống sẽ gửi cho bạn một thông báo là bạn sẽ có 4 mã digit-code để bạn nhập vào hoàn tất xác thực.

    Sau khi bạn đã có được 4 mã digit-code này rồi, bạn nhập mã vào mục Xác nhận liên kết thẻ. Sau đó, nhấn vào mục Confirm để hoàn thành xác thực tài khoản.

    Để lấy được 4 mã digit-code này, bạn có thể xem tin nhắn gửi đến số điện thoại mà bạn đã đăng ký lúc làm thẻ hoặc liên hệ tổng đài của ngân hàng cung cấp.

    xac thuc tai khoan paypal 4

  4. Những lưu ý khi đăng ký tài khoản Paypal

    Chọn đúng quốc gia

    Nếu bạn sử dụng vì mục đích mua sắm bạn nên chọn đúng “Việt Nam” khi đăng ký để tránh các phiền phức sau này.

    Loại mail nên dùng.

    Loại mail tôi khuyến khích các bạn nên dùng: gmail.com, outlook.com, hotmail.com, yandex.com, mail.com, yahoo.com.
    Hạn chế sử dụng email tên miền dạng hi@weblavang.com nếu bạn không kinh doanh. Vì những mail như thế này Paypal thường định nghĩa là tài khoản bán hàng, do vậy dễ bị dòm ngó bởi các giao dịch bất thường, dễ bị limit nếu bạn không xác mình được tư cách pháp nhân dạng Business.

    Chú ý việc đăng nhập & bảo mật tài khoản:

    Bảo mật mật khẩu: Sử dụng mật khẩu mạnh bao gồm cả chữ hoa, chữ thường, số và ký tự đặc biệt để bảo vệ tài khoản của bạn. Không nên chia sẻ mật khẩu với người khác và thường xuyên thay đổi mật khẩu để tăng cường an ninh.

    Chứng thực hai yếu tố: Kích hoạt tính năng chứng thực hai yếu tố để bảo vệ tài khoản. Điều này thường bao gồm việc nhập một mã xác minh được gửi đến điện thoại di động hoặc email của bạn sau khi bạn nhập mật khẩu.

    Kiểm tra URL: Luôn đảm bảo rằng bạn đang truy cập vào trang web chính thức của PayPal bằng cách kiểm tra URL. Trang web an toàn của PayPal thường có địa chỉ bắt đầu bằng “https://www.paypal.com”.

    Cảnh báo gian lận: PayPal không bao giờ yêu cầu bạn nhập thông tin nhạy cảm như mật khẩu qua email hoặc tin nhắn. Hãy cẩn trọng với các email, tin nhắn yêu cầu thông tin cá nhân và không bao giờ cung cấp thông tin này nếu không chắc chắn đó là trang web chính thức của PayPal.

    Đăng xuất đúng cách: Luôn đăng xuất khỏi tài khoản PayPal sau khi bạn hoàn thành giao dịch hoặc khi không sử dụng nữa để đảm bảo an toàn cho tài khoản của bạn.

    Cách hạn chế bị khóa tài khoản:

    Xác minh thông tin cá nhân: Đảm bảo rằng thông tin cá nhân trên tài khoản PayPal của bạn là chính xác và không vi phạm bất kỳ quy định nào của PayPal.

    Hoạt động đáng tin cậy: Sử dụng tài khoản PayPal của bạn một cách đáng tin cậy, tránh các hoạt động đáng ngờ hoặc giao dịch không phù hợp để tránh bị đánh giá là rủi ro và bị khóa tài khoản.

    Chứng thực tài khoản: Đảm bảo rằng bạn đã xác minh và cung cấp các thông tin cần thiết để chứng minh danh tính và địa chỉ của bạn nếu PayPal yêu cầu.

    Tránh giao dịch đáng ngờ: Tránh gửi hoặc nhận tiền từ các nguồn không đáng tin cậy hoặc hoạt động mà có thể bị xem là lạm dụng dịch vụ của PayPal.

    Bảo mật tài khoản: Bảo vệ tài khoản của bạn bằng mật khẩu mạnh, kích hoạt tính năng chứng thực hai yếu tố và không chia sẻ thông tin đăng nhập với bất kỳ ai.

    Tuân thủ các điều khoản: Đọc và tuân thủ các điều khoản, điều kiện sử dụng của PayPal để tránh vi phạm và bị khóa tài khoản.

    Bằng việc tuân thủ các quy định và bảo mật thông tin cá nhân, bạn có thể giảm thiểu rủi ro bị khóa tài khoản PayPal.

  5. Giao dịch an toàn và tiết kiệm với Paypal.

    Tại sao dùng Paypal an toàn hơn là thẻ visa/mastercard?

    Giao dịch thông qua PayPal thường được coi là an toàn hơn so với việc sử dụng trực tiếp từ thẻ tín dụng vì một số lý do sau:

    1. Không chia sẻ thông tin tài khoản: Khi sử dụng PayPal, bạn không cần phải tiết lộ thông tin thẻ tín dụng của mình trực tiếp cho người bán hàng. Thay vào đó, bạn chỉ cần nhập thông tin một lần khi kết nối thẻ với tài khoản PayPal của mình.
    2. Bảo mật thông tin: PayPal sử dụng các lớp bảo mật cao và mã hóa để bảo vệ thông tin thanh toán của bạn. Điều này giúp ngăn chặn việc thông tin cá nhân của bạn bị đánh cắp trong quá trình giao dịch.
    3. Chính sách bảo vệ người dùng: PayPal cung cấp chính sách bảo vệ người dùng như PayPal Buyer Protection, giúp bảo vệ người mua khỏi giao dịch không được hoàn thành hoặc hàng hóa không đúng như mô tả.
    4. Tính linh hoạt và tiện lợi: PayPal cung cấp tính năng rút tiền và thanh toán trực tuyến dễ dàng, giúp người dùng quản lý tài chính một cách tiện lợi hơn.

    Tuy nhiên, không phải tất cả các giao dịch qua PayPal đều hoàn toàn an toàn. Việc duy trì mật khẩu mạnh, chứng thực hai yếu tố và kiểm tra các giao dịch đều cần thiết để tăng cường bảo mật khi sử dụng PayPal.

    Sử dụng Paypal tiết kiệm như thế nào?

    Nếu bạn giao dịch theo kiểu thông thường, thanh toán trực tiếp từ thẻ thanh toán quốc tế (Visa/Mastercard) thì bạn sẽ chịu nhiều chi phí bao gồm: Phí Quản Lý Chuyển Đổi Chi Tiêu Ngoại Tệ, Phí Xử Lý Giao Dịch, Phí cổng thanh toán (phí này thường phát sinh do người bán tích hợp cổng thanh toán của bên thứ 3)…

    Tôi lấy ví dụ: Tôi giao dịch $3 (nạp vào tài khoản SMSPOOL) từ thẻ visa của ngân hàng Techcombank, thời điểm tôi nạp tỷ giá $1 = 24.150đ, phí chuyển đổi ngoại tệ là 2,39%*3$, phí xử lý giao dịch là 1,1%*3$ (bạn có thể tham khảo biểu phí của Techcombank tại đây.) Như vậy tổng số tiền tôi phải trả cho $3 là:

    3$ = 24.150*3 + 2,39%*24.150 + 1,1%*24.150

    3$ = 72450 + 577,185 + 265,65

    3$ = 73.292,835

    Như vậy trên thực tế, số tiền Việt mà bạn phải trả cho giao dịch nói trên không phải 3* tỷ giá Đô tại thời điểm giao dịch, mà nó bao gồm các loại phí đi kèm. Nếu bạn giao dịch 1 vài $ thì bạn thấy con số chênh lệch đó không đáng kể, nhưng nếu bạn giao dịch 1.000 lần cho những giao dịch như vậy, hoặc bạn giao dịch 1 lần $1.000 bạn sẽ thấy con số chênh lệch đó không hề nhỏ!

    Vậy câu hỏi đặt ra ở đây là làm sao bạn có thể tiết kiệm được từ con số chênh lệch đó, và biến nó thành số dư cho mình?

    Câu trả lời của tôi đó là dùng Paypal Balance. Vậy kiếm Balance ở đâu?

    Bạn có thể mua Paypal với tỷ giá thấp hơn, rẻ hơn. Nhưng nó kèm theo rủi ro bị limit tài khoản, hoặc khóa tài khoản vĩnh viễn do nguồn Paypal không sạch.

    Thế nào là tiền Paypal không sạch?

    Thuật ngữ “tiền PayPal không sạch” thường được sử dụng để ám chỉ các giao dịch không hợp lệ, không đáng tin cậy hoặc liên quan đến hoạt động gian lận sử dụng PayPal. Đây có thể là những hoạt động vi phạm các quy định hoặc điều kiện sử dụng của PayPal, ví dụ như:

    1. Gian lận: Sử dụng tài khoản PayPal để thực hiện các giao dịch gian lận hoặc mạo danh người khác để lừa đảo.
    2. Giao dịch không phù hợp: Thực hiện các giao dịch mà có thể bị xem là vi phạm hoặc không phù hợp với các quy tắc và chính sách của PayPal.
    3. Tài khoản bị rủi ro: Có những hoạt động hoặc giao dịch mà PayPal xem là rủi ro cao, không đảm bảo tính an toàn và tính xác thực.
    4. Hoạt động không rõ nguồn gốc: Giao dịch có nguồn gốc không rõ ràng hoặc không tuân thủ các quy định về giao dịch quốc tế.

    Những giao dịch như vậy có thể dẫn đến việc PayPal xác định rằng số tiền trong tài khoản là “không sạch”, và họ có thể thực hiện các biện pháp như đóng tài khoản, giữ lại số dư hoặc hạn chế quyền truy cập để bảo vệ cộng đồng người dùng và ngăn chặn các hoạt động không hợp lệ.

    Làm sao để sở hữu được nguồn tiền Paypal sạch?

    Nguồn tiền Paypal sạch thường có từ các dịch vụ mua bán hợp pháp, kinh doanh trực tuyến.. nhất là nguồn tiền từ dân MMO làm Dropship, Affiliate, CPM & CPC…

    Như vậy để có Paypal sạch, bạn chỉ cần tìm được những người làm MMO… là bạn có thể mua lại với rate thấp hơn thị trường.

    Hoặc bạn có thể mua thông qua những người cung cấp dịch vụ trao đổi Paypal (kể cả mở khóa, limit acc paypal). Ở đây tôi thường giao dịch với Trường – người chuyên cung cấp dịch vụ liên quan tới Paypal trong nhiều năm nay, tỉ giá trao đổi cũng tốt. Điều này giúp tôi tiết kiệm một khoản tiền đáng kể.

    Thông tin liên hệ với bạn ấy:

    Phạm Hồng Trường

    Facebook: https://www.facebook.com/phamhongtruong.268

    Số điện thoại: 078.8078.555

     

Những câu hỏi thường gặp khi sử dụng Paypal:

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *